Sốc phản vệ, nỗi ám ảnh của thầy thuốc.

Thứ tư - 18/02/2015 20:57

Sốc phản vệ, nỗi ám ảnh của thầy thuốc.

Dị ứng và phản vệ nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời người bệnh có thể rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí là tử vong rất nhanh. Nhiều trường hợp bệnh nhân chuyển sang giai đoạn sốc, suy hô hấp, ngừng thở ngừng tim và tử vong chỉ sau một vài giây kể từ khi tiếp xúc với dị nguyên.

Theo báo cáo của một số công trình nghiên cứu về  dị ứng, phản vệ và sốc đã thống kê: Có người  sau khi  ăn cơm với nhộng tằm  ở nhà bỗng nhiên rơi vào trạng thái vật vã, kích thích, tím tái rồi tử vong trước sự ngơ ngác, bàng hoàng của người thân hoặc trường hợp khác, một trẻ nhi ở Lào Cai trong  khi ăn ốc luộc ở nhà một người bạn bỗng nhiên trẻ lên cơn co giật, hoảng hốt, tím tái, vì không xác định được nguyên nhân và cũng không biết cách xử trí cấp cứu ban đầu nên người thân vội vã đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu, tại đây các bác sỹ xác định trẻ bị sốc phản vệ và đã lâm vào tình trạng cực kỳ nguy hiểm, mặc dù được ép tim ngoài lồng ngực, đặt ống nội khí quản, thở máy và sử dụng tất cả các loại thuốc cấp cứu cần thiết nhưng đều không mang lại kết quả, sau khi bệnh nhân tử vong, cho rằng các bác sỹ chậm trẻ trong việc cấp cứu nên người nhà đã bao vây, quậy phá tại bệnh viện... Một ví dụ khác: Rạng sáng ngày 22/1/2014 tại bệnh viện đa khoa một tỉnh thuộc miền trung,  phòng cấp cứu tiếp nhận một bệnh nhân nữ 22 tuổi  trong tình trạng sốt cao khó thở  và có biểu hiện co giật, các bác sỹ cho y lệnh truyền hạ sốt bằng dung dịch paracetamol, khi điều dưỡng vừa cắm truyền  xong, ước tính lượng dịch mới chảy được vài ml thì bệnh nhân lên cơn co giật, toàn thân tím tái và ngừng tim – các bác sỹ trực cấp cứu đã xử trí đúng phác đồ chống sốc phản vệ hiện hành gồm các bước cơ bản: Ngừng tiếp xúc dị nguyên, tiêm 1/2 ống Adrenaline dưới da nhưng ngay sau đó bệnh nhân đi vào hôn mê, ngừng tim, kíp cấp cứu  tiến hành ép tim, đặt ống Nội khí quản (NKQ) nhưng không đạt kết quả, bệnh nhân tử vong ngay sau đó, người nhà bệnh nhân bức xúc xông vào đập phá bệnh viện, tấn công bác sỹ...

Trên đây chỉ là số ít trong hàng loạt các vụ dị ứng, phản vệ và sốc đã xảy ra trong thời gian qua. Tuy  về tỷ lệ các tai biến thuộc nhóm này không quá lớn  nhưng nó lại gây ra những hậu quả vô cùng khủng khiếp và trở thành nỗi ám ảnh đối với chúng tôi – tập thể cán bộ BVĐK Hùng Vương - những người đang hàng ngày đối mặt với thuốc men, bệnh tật...

Với phương châm an toàn  là mục tiêu sống còn của bệnh viện nên ngay từ những ngày đầu thành lập, trong hàng loạt các biện pháp được nghiên cứu,  triển khai nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh, bệnh viện đã đặc biệt chú trọng đến công tác phòng và xử trí  cấp cứu trong các tình huống dị ứng, phản vệ cả trong và ngoài bệnh viện. Trên các xe tiêm ngoài các trang thiết bị thiết yếu, bệnh viện còn trang bị bình 02, mask thở, ống và đèn đặt nội khí quản, bóng bóp và đặc biệt khác với bất cứ một cơ sở y tế nào khác đã từ rất lâu trong hộp chống sốc trên mỗi xe tiêm ngoài 10 ống Adrenaline ( Không phải 02 ống như phác đồ) còn có 01 ống được bẻ và hút sẵn vào bơm tiêm, dán nhãn ghi rõ ngày và để trong hộp chống sốc, việc làm này nhằm khi xẩy ra dị ứng hoặc phản vệ thời gian bệnh nhân  được sử dụng Adrenaline sẽ là ngắn nhất. Ngoài công tác chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng như vậy bệnh viện còn đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, tập huấn và xây dựng chiến lược chống dị ứng, phản vệ trong toàn bệnh viện. Ban giám đốc thường xuyên mời các chuyên gia hàng đầu về  hồi sức cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai như PGS - TS Nguyễn Gia Bình chủ tịch hội Hồi Sức Cấp Cứu Việt Nam, Tiến sỹ Đào Xuân Cơ, và đặc biệt là Thạc sỹ – Bác Sỹ Phạm Thế Thạch  đã  đến giảng dạy và trang bị các kiến thức cơ bản cho tập thể thầy thuốc trong toàn bệnh viện. Một điểm mới và đặc biệt quan trọng là ở bệnh viện Hùng Vương từ lãnh đạo cao nhất đến các điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh đều hiểu và thống nhất rằng: Trong các trường  hợp dị ứng, phản vệ và sốc  việc sử dụng Adrenaline  cho  bệnh nhân phải được tiến hành  càng sớm càng tốt, đường tiêm và vị trí tiêm cũng rất có ý nghĩa quyết định thành công hay thất bại. Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia trong  nước và trên thế giới thì việc sử dụng Adrenaline phải do điều dưỡng hoặc bất kỳ ai phát hiện ra tình trạng dị ứng, phản vệ, không phụ thuộc vào y lệnh của bác sỹ vì nếu khi  dị ứng, phản vệ hoặc sốc đã xẩy ra mà  điều dưỡng chạy đi tìm được  bác sỹ để sin y lệnh  thì việc tiêm Adrenaline sẽ trở nên chậm trễ và cơ hội cứu được người bệnh sẽ còn là rất ít.

Với sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng của lãnh đạo bệnh viện, sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình đầy tâm huyết của các thầy, các nhà khoa học đến từ hội HSCC Việt Nam và  bệnh viện Bạch Mai, cùng với ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu thị, học hỏi của tập thể bác sỹ, điều dưỡng, NHS, KTV bệnh viện Hùng Vương. Chỉ tính trong thời gian gần một năm trở lại đây bệnh viện Hùng Vương và phòng khám nha khoa Dân An  đã gặp và cấp cứu thành công hàng chục trường hợp bệnh nhân dị ứng, phản vệ trong bệnh viện trong đó có những ca đã rơi vào tình trạng sốc tương đối nặng nề nhưng điều  đặc biệt đáng quan tâm là  tất cả  các ca dị ứng, phản vệ và sohk dù ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng bệnh nhân đều thoát khỏi tình trạng nguy hiểm rất nhanh và tất cả đều an toàn để trở về trong vòng tay ấm áp của những người thân ...Với tất cả những gì đã diễn ra trong thời gian qua tại BV Hùng Vương có thể khẳng định: Phác đồ chống sốc phản vệ đang áp dụng trong tất cả các cơ sở  y tế  hiện nay đã lạc hậu  và trong lúc nhiều nhà khoa học với những đề tài nghiên cứu hoành tráng, đồ sộ, phức tạp về phương pháp cấp cứu sốc phản vệ mới  chưa đi dến hồi kết nhưng  trong khi đó  hàng ngày, hàng giờ, ở bất kỳ đâu dị ứng, phản vệ, sốc vẫn đang xẩy ra thì  Phác đồ cấp cứu dị ứng, phản vệ của khoa HSTC Bệnh viện Bạch Mai do PGS – TS  Nguyễn Gia Bình xây dựng - Ths Bác sỹ Phạm Thế Thạch đã chuyển giao, giảng dạy tại BVHV  là một phác đồ phù hợp, đơn giản dễ nhớ, và hoàn toàn có thể áp dụng ở bất cứ cơ sở y tế nào trong cả nước.

                  

Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ mà BV Hùng Vương đang áp dụng:

 

 

 

Bên cạnh đó chiến lược đào tạo, tập huấn trang bị kỹ năng, kiến thức cho đội ngũ thầy thuốc trong đó chủ lực là lực lượng điều dưỡng, việc trang bị các điều kiện thuốc, vật tư kỹ thuật như BV Hùng Vương đã thực hiện cũng là những việc làm vô cùng cần thiết.

Trước những diến biến hết sức phức tạp và nguy hiểm của tình trạng dị ứng, phản vệ và sốc phản vệ hiện nay, ngày 24/4/2014, tại Hà Nội tổng hội Y học Việt Nam, Hội Hồi Sức Cấp Cứu và Chống Độc Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề “Sốc Phản Vệ” với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, các thầy, cô, các bác sỹ, điều dưỡng đang làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực  cấp cứu, hồi sức, chống độc, gây mê hồi sức, nội khoa tại khu vực Miền Bắc, các bệnh viện đầu ngành trong khu vực Hà Nội. Với sự chủ trì của GS Vũ Văn Đính, PGS -TS Nguyễn Gia Bình, là các nhà khoa học đầu ngành về sốc phản vệ ở Việt Nam. Tuy chỉ là một cuộc hội thảo mở dưới dạng “Phi chính phủ” nhưng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học và giới chuyên môn.

Là đơn vị y tế tư nhân duy nhất được mời tham dự, BV Hùng Vương đã mang đến hội thảo một bản báo cáo tuy chưa phải xuất sắc nhất nhưng đã thật sự gây được sự chú ý của các nhà khoa học. Tuy còn gây ra nhiều tranh cãi như việc có cần để đến 10 ống Adrenaline hay không? nên hay không việc hút sẵn Adrenaline vào bơm tiêm, nguy cơ nhiễm trùng cao... nhưng kết luận tại hội nghị PGS – Tiến sỹ Nguyễn Gia Bình và GS Vũ Văn Đính những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực hồi sức cấp cứu đã thống nhất kết luận: làm được như bệnh viện Hùng Vương là hoàn toàn phù hợp và chính xác... Hãy tạm hoãn việc phân tích các cơ sở khoa học phức tạp, trừu tượng,  chỉ cần đánh giá trên cơ sở thực tiễn, với cách làm như thế 100% bệnh nhân dị ứng, phản vệ thậm chí là sốc ở bệnh viện Hùng vương và phòng khám nha khoa Dân An đã được cứu sống, người bệnh ra viện trong tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh, trong khi đó ở nhiều cơ sở y tế công lập khác ngay cả những bệnh viện tuyến trung ương bệnh nhân vẫn tử vong do dị ứng, phản vệ và sohk, bệnh viện vẫn bị đập phá, bác sỹ vẫn bị hành hung....

Một số hình ảnh Hội thảo:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả bài viết: Chủ tịch HĐQT-Tổng Giám đốc: Phạm Văn Học

Nguồn tin: benhvienhungvuong.org

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Wildcard SSL