Ban xuất huyết SCHONLEIN - HENOCH

Thứ năm - 24/12/2015 23:23
Ban xuất huyết Schonlein – henoch là 1 rối loạn gây ra tình trạng viêm và xuất huyết các mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận
SCHONLEIN   HENOCH
SCHONLEIN HENOCH
  1. Định nghĩa
Ban xuất huyết Schonlein – henoch là 1 rối loạn gây ra tình trạng viêm và xuất huyết các mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận
Đặc trưng của ban xuất huyết Schonein – Henoch là ban xuất huyết mọc chủ yếu ở cẳng chân và mông. Ban xuất huyết Schonein - Henoch có thể gây đau bụng và đau khớp nhưng hiếm khi gây biến chứng tổn thương thận
Ban xuất huyết Schonlein – Henoch có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở trẻ từ 2 – 6 tuổi.
  1. Triệu chứng
Có 4 đặc điểm hay gặp nhất của ban Schonein – Henoch, mặc dù không phải bệnh nhân nào cũng có đủ cả 4 nhóm triệu chứng.
  • Ban xuất huyết: dạng chấm, nốt là đặc trưng của ban Schonein – Henoch. Ban mọc chủ yếu ở mông, chân, bàn chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở cánh tay, mặt, tạo thành hình bít tất
  • Sưng, đau khớp (Viêm khớp): Bệnh nhân bị Schonein – Henoch thường xuất hiện sưng, đau khớp, phần lớn là khớp gối và khớp cổ chân. Đau khớp thỉnh thoảng xuất hiện trước phát ban 1 - 2 ngày. Những triệu chứng này có thể tự biến mất mà không để lại di chứng.
  • Triệu chứng tiêu hóa: Nhiều trẻ bị các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc đại tiện phân máu. Những triệu chứng này thỉnh thoảng xuất hiện trước khi có ban
  • Tổn thương thận: Schonein – Henoch có thể gây tổn thương thận. Hầu hết trường hợp phát hiện tổn thương thận khi xét nghiệm nước tiểu thấy có protein niệu hoặc hồng cầu niệu.
 
  1. Nguyên nhân
  • Có thể do phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch. Gần 1 nửa số bệnh nhân Schonein – Henoch khởi phát bệnh sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, VD như cúm. Các yếu tố nhiễm trùng làm khởi phát bệnh như ho gà, viêm họng, sởi, viêm gan. 1 số yếu tố khác có thể gồm 1 số thuốc đặc biệt, thực phẩm, thời tiết lạnh.
  1. Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh Schonein – Henoch hơn gồm
  • Tuổi: Tuổi chủ yếu mắc bệnh từ 2 – 6 tuổi. Trẻ nhỏ và thanh niên cũng có thể mắc.
  • Giới: Ban xuất huyết Schonein – Henoch xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ
  • Chủng tộc: Trẻ em châu Á và da trắng dễ mắc bệnh hơn trẻ em da đen
  • Mùa: Schonein – Henoch xuất hiện chủ yếu ở mùa thu, đông, xuân, hiếm xuất hiện vào mùa hè
  1. Biến chứng
  • Tổn thương thận: Biến chứng quan trọng nhất của ban xuất huyết Schonein – Henoch là tổn thương thận.
  • Tắc ruột: trong 1 số trường hợp rất hiếm, Schonein – henoch có thể gây lồng ruột.
  1. Cận lâm sàng, chẩn đoán
Chẩn đoán Schonein – Henoch tương đối dễ dàng nếu bệnh nhân có các triệu chứng về ban da, đau bụng, đau khớp. Nhưng trong 1 số trường hợp nếu các triệu chứng không đầy đủ, bác sĩ có thể chỉ định 1 số cân lâm sàng. Mặc dù không có 1 test riêng rẽ nào để chẩn đoán Schonein – Henoch nhưng có 1 số test để loại trừ các bệnh khác
  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân mắc Schonein – henoch có thể có sự bất thường 1 thành phần kháng thể trong máu
  • Xét nghiệm nước tiểu: tìm hồng cầu trong nước tiểu
  • Sinh thiết: Sinh thiết da nếu bạn nghi ngờ tổn thương ban trên da hoặc các xét nghiệm khác không chẩn đoán xác định được. Sinh thiết thận trong 1 số trường hợp có tổn thương thận.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau bụng hoặc chẩn đoán biến chứng VD như lồng ruột.
  1. Điều trị
  • Cố gắng tìm dị nguyên để có kế hoạch phòng ngừa và tránh tiếp xúc dị nguyên
  • Nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, đứng lâu
  • Thuốc giảm đau chống viêm NSAID, Corticoid…
  • Vitamin C làm tăng sức bền thành mạch
  • Dùng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Tác giả bài viết: Bs Đinh Xuân Hoàng - Khoa Nội Nhi BVĐK Hùng Vương

Nguồn tin: benhvienhungvuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Wildcard SSL