Bệnh loãng xương

Thứ ba - 24/12/2019 20:01
Loãng xương là bệnh mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương. Khi mô xương bị mất đi, xương trở nên giòn và dễ vỡ hơn.
Bệnh loãng xương
Loãng xương là bệnh mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương. Khi mô xương bị mất đi, xương trở nên giòn và dễ vỡ hơn. Tình trạng mất xương thường diễn ra âm thầm, cho đến khi bệnh nhân có cảm giác: Đau, mỏi các xương, dễ gẫy hoặc rạn xương, giảm chiều cao cột sống, gù hoặc xẹp các đốt sống lưng.

Các yếu tố nguy cơ của Loãng xương:
+Mãn kinh trước tuổi 45; Lớn tuổi 
+Gia đình có phụ nữ lớn tuổi bị gãy xương; Đã từng bị gãy xương
+Có các bệnh đi kèm như: Bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc  hội chứng Cushing. Đã trải qua quá trình điều trị ung thư
+Có rối loạn ăn uống: đã hoặc đang mắc chứng biếng ăn
+Lối sống không lành mạnh: hút thuốc, uống nhiều rượu bia hoặc thức uống có nhiều caffeine, và không tập thể dục đầy đủ.
+Dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài

Biến chứng: Gãy xương là một biến chứng nặng nề của loãng xương: 20% gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu, 50% mất khả năng đi lại, 25% cần sự trợ giúp của y tá chăm sóc tại nhà, chi phí điều trị cực kỳ tốn kém. Vì vậy việc phát hiện và điều trị loãng xương sớm là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
Các thuốc điều trị chống loãng xương theo nguyên tắc là tăng tạo xương, giảm hủy xương. Có nhiều nhóm thuốc trong đó hiện nay nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là Bisphosphonate dưới hai dạng uống: 1 lần/ tuần và dạng tiêm truyền tĩnh mạch l lần/năm.
 
DSC 0178
Thuốc Aclasta truyền điều trị loãng xương cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.


Mục tiêu của việc điều trị loãng xương là ngăn ngừa nguy cơ gãy xương hoặc tái gãy xương cho bệnh nhân bị loãng xương. Mỗi loại thuốc đều có những hiệu quả khác nhau trên các xương cụ thể. Thông thường, các thuốc sẽ giảm được nguy cơ gãy xương từ 30% đến 50%.
Zoledronic acid 5mg giảm nguy cơ gãy xương hông 41%, nguy cơ gãy xương đốt sống 70%, nguy cơ tử vong sau gãy xương 28%. Zoledronic acid 5mg được bào chế dưới dạng dung dịch truyền tĩnh mạch, thời gian truyền khoảng 15 phút, có tính khả dụng cao. Thuốc cho hiệu quả bảo vệ xương suốt năm.

Chỉ định:
– Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh để làm giảm tỷ lệ gãy xương hông, gãy xương đốt sống, gãy xương không phải đốt sống và để làm tăng mật độ chất khoáng của xương.
– Phòng ngừa gãy xương lâm sàng sau gãy xương hông ở nam giới và phụ nữ.
– Điều trị bệnh Paget xương.

Liều dùng:Để điều trị loãng xương sau mãn kinh, phòng ngừa gãy xương lâm sàng sau gãy xương hông liều khuyến cáo là truyền tĩnh mạch một liều đơn 5 mg Aclasta 1 lần trong 1 năm.

Tác dụng không mong muốn:
Cũng như các bisphosphonate dùng đường tĩnh mạch, Aclasta thường liên quan nhiều nhất với các triệu chứng sau đây khi dùng thuốc: sốt, đau cơ, triệu chứng giống cúm đau khớp và nhức đầu. Đa số các triệu chứng này xãy ra trong vòng 3 ngày đầu tiên sau khi sử dụng Aclasta.

Chế độ ăn: Một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D như sữa và các sản phẩm từ sữa, tôm, cua, ốc, cá nhỏ cả xương.Tránh các yếu tố nguy cơ: rượu, cafe, thuốc lá, tránh thừa cân, thiếu cân.
Tập thể dục ngoài trời buổi sáng là một biện pháp tăng cường vitamin D hiệu quả. Nếu đã có loãng xương nên tập nhẹ nhàng phòng gãy xương.

Bổ sung canxi và vitamin D nếu từ nguồn thức ăn không đủ, sao cho tổng lượng canxi và vitamin D: Canxi: 1200-1500mg/ngày, vitamin D: 800-1000UI/ngày.

Trước đây BN muốn truyền Aclasta thì phải đến các bệnh viện tuyến Trung Ương có chuyên khoa về khớp riêng hoặc lên BV Bạch Mai để truyền. Đối với các tỉnh khu vực phía Bắc cũng rất ít các BV tuyến tỉnh có thể truyền được thuốc. Hiện nay tại BV Hùng Vương với điều kiện về cơ sở vật chất cũng như là về nhân lực đã có thể truyền được Aclasta cho Bệnh nhân. Bao gồm cả thời gian vào làm thủ tục truyền thuốc, thời gian truyền và theo dõi sau truyền sẽ khoảng 2 ngày nếu không gặp tác dụng phụ. Trong quý IV năm 2019 bệnh viện đã tiến hành truyền thuốc cho 2 bệnh nhân. Hiện tại 1-2 tháng sau truyền thuốc thì BN khỏe mạnh, đi lại tốt, không cảm thấy đau nhức xương, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Với việc mang được Aclasta về truyền tại BVHV sẽ giúp những người có vấn đề về loãng xương cải thiện được chất lượng cuộc sống và giúp cho BN đỡ được việc phải uống thuốc hay phải đến các BV lớn để điều trị.

Nguồn tin: benhvienhungvuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Wildcard SSL