Chấn thương sọ não: Máu tụ mạn tính?

Thứ bảy - 21/01/2017 01:34
Theo các y văn trên thế giới cũng như tại Việt Nam, hơn 85% bệnh nhân bị máu tụ mạn tính trong hộp sọ khi thăm hỏi bệnh cho biết trước đó một thời gian ngắn từ một, hai tuần đến một, hai tháng có bị va chạm đầu (nhẹ, thường ít chú ý) hoặc chấn thương đầu (mức độ vừa, có thể đã phải sơ cứu tại bệnh viện).
Chấn thương sọ não: Máu tụ mạn tính?
Ai có nguy cơ?
          Theo các y văn trên thế giới cũng như tại Việt Nam, hơn 85% bệnh nhân bị máu tụ mạn tính trong hộp sọ khi thăm hỏi bệnh cho biết trước đó một thời gian ngắn từ một, hai tuần đến một, hai tháng có bị va chạm đầu (nhẹ, thường ít chú ý) hoặc chấn thương đầu (mức độ vừa, có thể đã phải sơ cứu tại bệnh viện).
          Mọi lứa tuổi đều có thể bị máu tụ mạn tính trong hộp sọ, nhưng thường gặp nhất ở tuổi trung niên trở lên. Người có thói quen nghiện rượu, thuốc lá, người cao tuổi, có bệnh lý cao huyết áp, xơ vữa mạch máu, bệnh lý gây teo não, bệnh lý rối loạn đông máu, dùng kháng đông cho điều trị một bệnh nội khoa khác… thuộc nhóm có nguy cơ.2
Biểu hiện của bệnh
          Tuỳ theo vị trí và thể tích khối máu tụ trong hộp sọ chèn ép não mà triệu chứng hay dấu hiệu có khác nhau. Biểu hiện sớm nhất thường gặp là nhức đầu kéo dài và tăng dần dù đã dùng thuốc giảm đau. Triệu chứng yếu tay hoặc chân hoặc cả hai thường từ từ biểu hiện như đi lại khó khăn, khó điều khiển tứ chi trong sinh hoạt theo ý muốn. Có thể là sự trầm cảm, thờ ơ hay giảm trí nhớ, hiếm hơn là một cơn co giật như triệu chứng báo động.
          Đôi khi cũng có những biểu hiện triệu chứng vay mượn (sốt, bỏ ăn, buồn nôn...) khiến người bệnh cũng như thầy thuốc chủ quan. Ở giai đoạn bệnh tiến triển rõ, bệnh nhân thường nhập viện vì lý do giảm tri giác (hôn mê).
 

3. Bệnh được chẩn đoán và điều trị thế nào?
          Với một thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, một bệnh sử được hỏi rõ ràng, người thầy thuốc không bỏ qua ý nghĩ về bệnh trong tầm soát chẩn đoán, kết hợp với các phương tiện chẩn đoán bằng hình ảnh hiện nay, máu tụ mạn tính trong hộp sọ là bệnh cảnh không khó chẩn đoán!
          Điều trị máu tụ mạn tính trong hộp sọ khi đã gây chèn ép não thường phải phẫu thuật. Khoan mở hộp sọ để dẫn lưu bơm rửa máu tụ ra ngoài, giải phóng chèn ép não là phương cách điều trị. Một vấn đề thường gặp là người bệnh đến bệnh viện ở giai đoạn muộn. Khi tri giác đã giảm do khối máu tụ chèn ép não đã lâu, việc điều trị và hồi phục sẽ khó khăn hơn. Khi bệnh cảnh đã gây hôn mê sâu, bệnh nhân có thể tử vong.
Bệnh viện Hùng Vương điều trị được không?
          Với đội ngũ Y - Bác sĩ được đào tạo bàn bản, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, phẫu thuật viên có kinh nghiệm, dụng cụ phẫu thuật hiện đại. Chúng tôi đã tiến hành điều trị thành công nhiều trường hợp máu tụ mạn tính đáp ứng sự tin tưởng của người bệnh.
Ca bệnh:
  • Nam 57T
  • Tiền sử tai nạn cách 2 tháng
  • Vào viện: Đau đầu, yếu liệt ½ người P, tiểu tiện không tư chủ

Hình ảnh: Cắt lớp vi tính sọ não trước mổ
 

Sau phẫu thuật:  bệnh nhân hết yếu liệt, đại tiểu tiện tụ chủ, xuất viện sau 7 ngày.
 
Hình ảnh: Cắt lớp vi tính sọ não sau mổ

Tác giả bài viết: Bác sỹ nội trú Sùng Đức Long - Khoa Ngoại

Nguồn tin: benhvienhungvuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Wildcard SSL