Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam

Thứ năm - 19/11/2015 19:31
Bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT) theo Y học hiện đại là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh khớp.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam
Là một bệnh mang tính chất xã hội vì sự thường gặp, vì bệnh diễn biến kéo dài, hậu quả dẫn đến biến dạng khớp có thể tàn phế.
          Bệnh đã được biết đến từ lâu với rất nhiều tên gọi như: Thấp khớp teo đét (Sydenham 1883), bệnh Charcot (1853), viêm khớp dạng thấp (1890), viêm đa khớp mạn tính tiến triển (PCE, PCP), viêm đa khớp nhiễm khuẩn không đặc hiệu, thấp khớp mạn tính dính và biến dạng, viêm đa khớp dạng thấp.
           Hiện nay đã thống nhất tên gọi là Viêm khớp dạng thấp để phân biệt với các bệnh khớp khác như: thấp khớp cấp, viêm khớp mạn tính thiếu niêm, thấp khớp phản ứng. Bệnh rất thường gặp, trên thế giới có 0,5 đến 3% dân số ở người lớn. Tại Việt Nam có tỷ lệ 0,5% trong nhân dân, 20% trong số các bệnh khớp đang điều trị tại bệnh viện. Phụ nữ bị bệnh chiếm 70-80%, 60-70% trên 30 tuổi nên có thể nói bệnh VKDT là bệnh của phụ nữ.
            Triệu chứng của bệnh đa dang, phong phú: đau, sưng, hạn chế vận các động khớp có tính chất đối xứng, cứng khớp buổi sáng. Tại Việt Nam có thể chẩn đoán VKDT dựa vào:
  • Bệnh nhân là nữ tuổi trung niên.
  • Viêm các khớp nhỏ hai bàn tay, cổ tay, bàn ngón... phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷu.
  • Có tính chất đối xứng.
  • Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.
  • Diễn biến kéo dài trên hai tháng.
Nguyên tắc điều trị:
  • Phải kiên trì, liên tục, nhiều tháng, có khi cả cuộc đời người bệnh.
  • Kết hợp nhiều biện pháp như nội khoa, ngoại khoa, y học cổ truyền, vật lý trị liệu.
  • Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn: nội trú, ngoại trú, điều dưỡng...
  • Thuốc điều trị: Giảm đau chống viêm. Các thuốc này có tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận....
 
 

            Bệnh viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền (YHCT) được mô tả trong phạm trù tý chứng. Tý có nghĩa là tắc lại. Do vệ khí của cơ thể không đầy đủ (hư, suy), các tà khí như: phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc làm cho sự vận hành khí huyết tắc lại (Không thông: bất thông) gây ra đau (thống). Người cao tuổi còn do can, thận bị suy giảm (hư, suy). Thận hư không không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm cho xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, teo cơ, dính khớp, cứng khớp...
 
             Điều trị VKDT theo y hoc cổ truyền là làm lưu thông khí huyết ở cân, cơ, khớp xương, kinh lạc để đưa tà khí ra ngoài kết hợp với bồi bổ can, huyết, thận  bằng các biện pháp như: dùng thuốc, cứu, châm, xoa bóp kết hợp với phục hồi chức năng. YHCT có câu: “Thông bất thống, thống bất thông”. Có nghĩa là thông thì không đau, đau là do không thông. Điều trị VKDT bằng các phương pháp của YHCT là một ưu thế, rất hiệu quả, khắc phục được những hạn chế của thuốc tây (thuốc hóa dược).
             Tại các cơ sở điều trị chuyên khoa YHCT, các thầy thuốc chuyên khoa qua thăm khám cụ thể sẽ có các đơn thuốc cụ thể cho từng bệnh nhân. Đơn thuốc cổ phương hay dùng là bài Độc hoạt tang ký sinh, Quên tý thang...
            Các bài thuốc nam trong bài này có thể áp dụng điều trị tại nhà cho bệnh nhân người lớn, với liều lượng khô, nếu dùng tươi thì tăng gấp đôi.

---------------------------------------
Bài 1. Thích hợp với bệnh nhân đau khớp tăng lên khi bị lạnh.


              Quế chi : 12 gam.                               Ngũ gia bì : 12 gam.
              Tang chi : 12 gam.                              Kê huyết đằng : 12 gam.
              Thiên niên kiện: 12 gam                      Đơn gối hạc : 12 gam
              Hương phụ chế : 12 gam.                   Đinh lăng      : 20 gam.
              Dây lá lốt  : 12 gam                            Cỏ sước        : 12 gam.
              Sâm đại hành : 12 gam.                      Can khương : 08 gam
              Dây gắm      : 12 gam                         Dây đau xương : 12 gam
             ( Vương tôn đằng)                               (Khoan cân đằng)
Ngày một thang sắc uống . Hai  lần/ ngày.

-------------------------------------
Bài 2 . Thich hợp với bệnh nhân đau khớp do thấp, mỏi mệt nặng nề tay chân và toàn thân.

             Thổ phục linh : 20 gam.                        Kê huyết đằng : 12 gam.
             Mộc thông : 12 gam.                            Y dĩ  : 12 gam.
             Ngũ gia bì    : 12 gam.                         Rễ cỏ sước  : 12 gam.
             Hy thiêm thảo : 12 gam.                       Ké đầu ngựa : 12 gam.
             Vỏ quýt  : 8 gam.                                 Đinh lăng  : 20 gam.
             Huyết giác : 8 gam                              Tầm gửi cây dâu: 16 gam
Ngày một thang sắc uống. Hai lần/ ngày.

------------------------------------
Bài 3. Chung cho cả các thể.

           Độc hoạt : 8 gam.                                     Tầm gửi cây dâu: 16 gam.
           Thổ phục linh : 20 gam.                             Mộc thông : 12 gam.
           Ngũ gia bì     : 12 gam.                              Kê huyết đằng : 20 gam.
           Cốt toái bổ : 12  gam.                                Quế chi : 8 gam.
           Đương quy    : 8 gam.                               Đinh lăng: 20 gam.
           Đùm đũm : 12 gam.                                   Vỏ quýt  : 8 gam.
           Đỗ trọng nam : 12 gam                              Hoài sơn : 20 gam.
           Bồ công anh : 20 gam                               Củ dứa dại : 20 gam
           Vương tôn đằng: 12 gam                           Dây lạc tiên: 20 gam
Ngày một thang sắc uống. Hai lần/ ngày.

------------------------------------
BÀI THUỐC CỔ PHƯƠNG RẤT HAY DÙNG TAI CÁC CƠ SỞ CHUYÊN KHOA:
         Độc hoạt  : 12 gam.                    Phòng phong :12 gam.
         Tang ký sinh : 16gam                 Tế tân  :8 gam.
         Tần giao :  8 gam.                       Ngưu tất  : 12 gam.
         Đỗ trọng : 12 gam.               Quế chi  : 8 gam.
         Sinh địa  : 12 gam.                       Bạch thược : 12 gam.
          Đương quy : 8 gam.                   Đảng sâm : 12 gam.
          Phục linh : 12 gam.                    Cam thảo : 6 gam
Ngày một thang sắc uống. Hai lần /ngày.

++ Có điều kiện có thể xoa bóp, vận động, chiếu đèn hồng ngoại, châm, cứu các khớp.
++ Nấu nước lá lốt, lá khúc tần để ấm ngâm rửa các khớp.
++ Có thể uống rượu ngâm các vị có tác dụng chữa khớp: Rượu ngũ gia bì, rượu ngâm tam sà, ngũ sà....

Chế độ ăn: Kiêng măng ngâm chua, cà pháo, tôm, cua, nhộng tằm, thịt vịt, thịt trâu, cá mè, lươn, ốc.
Hạn chế lộ bùn, lội nước, tránh dính nước mưa./.     

Tác giả bài viết: BS chuyên khoa 2 Nguyễn Kim Hùng - Khoa Nội Nhi, BVĐK Hùng Vương

Nguồn tin: benhvienhungvuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Wildcard SSL