Một ca cấp cứu thành công, 2 cuộc đời ở lại

Chủ nhật - 12/03/2017 12:10
Ngày 8/3/2017 trong lúc phụ nữ trên toàn thế giới đang ngập tràn trong niềm vui, hạnh phúc, đangthỏa sức đón nhận những bông hoa những lời chúc tốt đẹp nhất từ những người thân yêu nhất của mình thì cũng còn những con người, những phụ nữ bất hạnh…
Một ca cấp cứu thành công, 2 cuộc đời ở lại
và cũng  vào ngày 8/3 này  tập thể Y Bác sỹ  khoa phụ sản và khoa HSCC bệnh viện Đa khoa Hùng vương  một lần nữa thể hiện trình độ, bản lĩnh và y đức của mình, chúng tôi  đã dâng tặng cho cuộc đời những bông hoa tươi đẹp nhất đó  chính là mạng sống của hai mẹ con sản phụ NTH  30 tuổi mắc hội chứng HELLP ở tuần thai 35 .
Thai phụ N . T . H được chẩn đoán là tiền sản giật 3 tháng giữa của thai kỳ, khi đi thăm khám bác sỹ đã tư vấn cần nhập viện điều trị nhưng thai phụ không đồng ý điều trị nội trú cũng không theo giõi uống thuốc tại nhà , từ tối ngày 7/3 sản phụ  có dấu hiệu phù toàn thân, mắt mờ, đau đầu dữ dội, chảy máu chân răng nhưng gia đình và thai phụ vẫn bàng quan với sức khỏe cùng như tính mạng của 2 mẹ con , có lẽ sản phụ và người thân  cho rằng “đã đẻ được một lần rồi thì lần này thế nào chả đẻ được ” , chỉ đến sáng 8/3 sản phụ bất chợt  lên cơn co giật thì gia đình mới tá hỏa đưa vào viện cấp cứu . Khi đến được bệnh viện thai phụ đã rơi vào hôn mê , co quắp toàn thân , cả máy và tay đều không  ghi được chỉ số mạch, huyết áp liên tục cao kịch phát , tính mạng của  cả thai phụ  và thai nhi đã rơi vào trạng thái cực kỳ nguy cấp, cơ hội sống của cả hai mẹ con vô cùng mong manh… xác định thai phụ mắc phải Hội chứng Hellp ( tức cứ 3 bệnh nhân bị mắc bệnh này thì có 1 bệnh nhân tử vong ) nên các bác sỹ khoa phụ sản đã báo động cấp viện, và  mời  hội chẩn khẩn cấp , gần như toàn bộ các bác sỹ, Kỹ thuật viên, điều dưỡng tinh nhueeu nhất làm việc ở các khu vực : Cận lâm sàng, huyết học truyền máu, khoa phụ sản, khoa GMHS, nhà mổ, đơn vị hồi sức sơ sinh … đều được huy động, mọi người không ai nói với ai nhưng chúng tôi đều hiểu rằng tính mạng của sản phụ đã và đang rơi vào trạng thái cực kỳ nguy cấp, hai hàm răng nghiến chặt vô thức, các cơn co giật tăng rồi thưa dần, các chỉ số sinh tồn biến loạn trên màn hình monitoring và bên trong bụng sản phụ, máy đo tim thai cũng thể hiện một trái tim nhỏ bé của bào thai chưa đủ tháng đang đập rời dạc, có lẽ nếu không khẩn trương thì đây sẽ là những nhát đập cuối cùng và em bé và nó  sẽ  vĩnh viễn không  có cơ hội để cất tiếng khóc chào đời…
Và không để mất thêm một giây, một phút nào nữa, mệnh lệnh  từ  trái tim của những người thầy thuốc được phát ra, bất chấp hiểm nguy và những phiền phức, pháp lý  có thể gặp phải nếu ca mổ thất bại… bệnh nhân được chuyển thẳng vào phòng mổ. Bỏ qua tất cả các xét nghiệm, các thủ tục hành chính, Bác sỹ cũng chỉ kịp nói được vài câu với người nhà bệnh nhân :“ Phải mổ thôi bà ơi , đứa trẻ và cả mẹ nó nữa sắp chết mất rồi… ”
Trong nhà mổ Ê kíp bao gồm lãnh đạo viện, các bác sĩ phụ sản, nhi khoa, hồi sức tích cực, huyết học... đã sẵn sàng và sau khi đèn mổ bật sáng chỉ trong khoảnh khắc cực kỳ ngắn ngủi chúng tôi đã thực hiện xong thao tác mổ lấy thai nhưng trước mắt các BS là   một thai nhi non tháng, mềm oặt, trắng nhợt, không có bất cứ một phản xạ và một chỉ số sinh tồn nào, biết rằng việc cấp cứu sơ sinh trong trường hợp này là vô cùng khó khăn và cơ hội sống của em bé gần như không có nhưng các BS hồi sức và hồi sức sơ sinh vẫn quyết tâm… gần như mọi tâm , trí, lực của hàng trục nhân viên y tế đã dồn nén và tạo ra sức mạnh ở tần xuất cao nhât, chúng tôi lầm lũi, khẩn trương và chính xác đến từng chi tiết, trên bàn mổ các BS sản khoa vẫn đang thao tác, lấy nhau thai, khâu tử cung, rồi đóng thành bụng… các BS GMHS liên tục điều chỉnh các chỉ số sinh tồn của sản phụ, có lẽ chưa bao giờ trong nhà mổ không khí lại căng thẳng, ngột ngạt thậm chí là bế tắc như lúc này, trên bàn cấp cứu sơ sinh em bé đã được đặt ống nội khí quản, ép tim,  3 phút, 5 phút căng thẳng lặng lẽ trôi đi nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một dấu hiệu nào của sự sống… nhưng ở những giây đầu tiên của phút thứ 6  một phép mầu đã đến ,tuy  vô cùng yếu ớt nhưng từ cổ họng em bé cũng khẽ phát ra những tiếng rên khe khẽ… chỉ chừng ấy thôi chúng tôi những người có mặt trong nhà mổ và cả  tập thể lãnh đạo bệnh viện đang theo giõi kíp mổ trên hệ thống camera đã đủ để vỡ òa một niềm vui, chúng tôi đã giành được chiến thắng, tuy chiến thắng  lúc này còn quá tạm bợ,mong manh…
Ca mổ đã thành công trong vỡ òa niềm vui của tập thể y bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương và gia đìnhsản phụ . Sau mổ mẹ và trẻ được chuyển về khoa hồi sức, và ở đây trong gần hai ngày tiếp theo câu chuyện sinh tử của hai mẹ con sản phụ vẫn luôn là tâm điểm trong mọi hoạt động của bệnh viện, những bác sỹ KTV, điều dưỡng tinh túy nhất trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, những máy móc thiết bị tốt nhất, các loại thuốc đặc hữu đã được huy động
 

Sau nhiều ngày chiến đấu không mệt mỏi đến sáng ngày 10/3, bệnh nhân H, đã  hồi sinh và  được rút ống thở, mặc dù huyết áp còn cao nhưng các dấu hiệu hội chứng Hellp đã giảm đi rất nhiều , Không những thế các bác sĩ đã cứu được thai nhi 35 tuần tuổi con chị H. Hiện bé đang được chăm sóc đặc biệt tại khoa Nhibệnh viện đa khoa Hùng Vương.
Đây đã là lần thứ 3 Bệnh viện đa khoa Hùng Vương tiến hành mổ cấp cứu sản phụ bị Hội chứng Hellp , Sản giật và đều thành công.
Sự bàng quan cũng như thiếu hiểu biết suýt chút nữa đã lấy đi 2 mạng sống.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa nặng nề đe dọa đến tính mạng của thai phụ và sơ sinh, thường được xem là một biến thể của tình trạng tiền sản giật , sản giật nặng. Cả hai bệnh lý này thường xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ
Hội chứng HELLP xảy ra với tần suất khoảng 0.5 - 0.9% tổng số thai phụ và chiếm 10 – 20% các trường hợp tiền sản giật. Xấp xỉ 70% các trường hợp HELLP xảy ra ở ba tháng cuối của thai kỳ và 30% xảy ra sau sinh (chủ yếu ở 48 giờ đầu sau đẻ nhưng cũng có trường hợp bệnh lý HELLP xuất hiện sau đẻ tới hàng tuần lễ).
 Là một hội chứng ít gặp và triệu chứng nhiều khi trùng lặp và bị che lấp trong bệnh cảnh tiền sản giật, sản giật nên việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn và có thể bị bỏ qua hoặc chẩn đoán chậm khoảng 51%. Hội chứng này, mặc dù đã được nghiên cứu kỹ trên mọi phương diện cùng với sự tiến bộ của y học nhưng cho đến nay, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao tới 35% .

 

 

Tác giả bài viết: Bs Trần Công Dũng - Khoa Phụ Sản BVĐK Hùng Vương

Nguồn tin: benhvienhungvuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Wildcard SSL