Tiêm mông, liệt nửa người: Ngốc nghếch hoặc giả ngốc

Thứ năm - 06/07/2017 06:03
Nhiều người bệnh thích sử dụng thuốc theo đường tiêm (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch) hơn là theo các đường khác. Tuy nhiên, thuốc được sử dụng theo đường uống, đường trực tràng, dưới da hoặc dưới lưỡi vẫn đạt được hiệu quả mong muốn ngoại trừ trong một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân có tổn thương đường tiêu hóa, bệnh nhân nôn mửa nhiều.

Dây thần kinh có thể bị tổn thương do tiêm. Tổn thương này có thể do kim tiêm hoặc do các thuốc được tiêm vào cơ và đây là lý do tại sao thuốc Quinine (loại thuốc được dùng để phòng và trị sốt rét) không còn được chỉ định tiêm vào mông.

Tiêm bắp là thuốc tiêm được đưa vào trong cơ, thường là mông (các cơ phía sau/gluteal muscles) hoặc cơ cánh tay (các cơ delta/deltoid muscles). Tiêm mông được áp dụng phổ biến hơn ở cả trẻ em và người lớn. Tiêm cơ delta/cơ cánh tay được sử dụng thường xuyên hơn ở người lớn.

Tiêm mông thường được tiến hành ở khu vực hoặc cung phần tư ở phía trên và phía ngoài của mông (xem ảnh) để tránh dây thần kinh hông (sciatic nerve), mỗi bên mông chỉ có một dây thần kinh hông đi qua chi phối (vận động và cảm giác) cho mỗi chi. Khi tiêm không đúng trong cung phần tư này, dây thần kinh hông có thể bị tổn thương khiến chân cùng bên bị vỗ xuống đất khi đi bộ (rơi chân/ foot drop) hoặc xấu nhất là yếu chân cùng bên.


Ở những người bị sụt quá nhiều cân (người già, ung thư, nằm liệt giường kéo dài), ngay cả khi tiêm bắp đúng cách vẫn có thể gây tổn thương dây thần kinh do bởi khối cơ đã teo đi quá nhiều khiến cho kim chọc sâu hơn mức thông thường. Một yếu tố nguy cơ khác là tiêm mông để đưa thuốc vào cơ khi bệnh nhân nằm xoắn vặn trên giường làm thay đổi giải phẫu. Ngoài ra, những phụ nữ có mông lớn cũng có thể làm sai lệch giải phẫu khi nằm xuống và đây là lý do tại sao nhân viên y tế thích tiêm mông cho một số người ở tư thế đứng hoặc nằm nghiêng.

Như vậy, lời vu cáo trong loạt bài viết trên báo Lao động [1],[2],[3] và một số báo điện tử khác đối với nhân viên y tế là vô căn cứ, không thể có chuyện sau một mũi tiêm mông mà bệnh nhân có thể xuất hiện liệt nửa người dưới được. Nếu thực tế cho thấy sau mũi tiêm mông, bệnh nhân có rối loạn vận động hoặc cảm giác ở chân cùng bên, thậm chí là yếu chân cùng bên thì khả năng tổn thương thần kinh hông là có.

Tuy nhiên, bệnh nhân lại có biểu hiện dấu hiệu thần kinh khu trú ở nửa người dưới từ trước khi tiêm mông [3]. Hơn nữa, sau khi tiêm mông, dấu hiệu thần kinh khu trú bắt đầu biểu hiện rõ rệt hơn ở cả hai chân/nửa người dưới một cách rất trùng hợp. Chính điều này đã dẫn tới sự hiểu nhầm của bệnh nhân và gia đình do họ không có kiến thức về y học.

Khi nhận được thông tin phản ánh được gửi đến, đáng ra người làm báo phải tham khảo hoặc tham vấn ý kiến các chuyên gia y tế trước hoặc chí ít là chỉ nên đăng những bài viết mang tính chất thông tin. Đằng này, người làm báo “ngốc nghếch” hoặc “giả ngốc” đã thay người thầy thuốc, thay các chuyên gia y tế, thậm chí thay cả Tòa án... đưa ra những nhận định và kết luận hết sức phi khoa học, thậm chí vô đạo đức, để đổ lỗi cho nhân viên y tế.

Bài viết này mình không dám đi sâu vào chẩn đoán liệt nửa người dưới cho dù đã có một số định hướng. Tốt nhất, hãy để yên cho các bác sĩ, các chuyên gia đang chăm sóc và điều trị cho người bệnh được tĩnh tâm, tìm hiểu và đưa ra được những chẩn đoán và biện pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Nguồn tin: bacsinoitru.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Wildcard SSL