Ung thư lưỡi

Thứ năm - 22/08/2019 03:57
Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi thường gặp ở lứa tuổi 50 – 60, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ 3/1. Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn nước ta còn cao. Do đó cần chẩn đoán sớm và phải có sự kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả.
Ung thư lưỡi

Nguyên nhân:

Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh những người ta thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: hút thuốc lá, rượu, bia, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhai trầu, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả.


Triệu chứng lâm sàng:

Giai đoạn đầu:

Các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở giai đoạn này lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này.

Giai đoạn toàn phát:

Người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh.
+ Đau: tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi có đau lan lên tai.
+ Tăng tiết nước bọt
+ Chảy máu: nhổ ra nước bọt lẫn máu
+ Hơi thở hôi thối: do tổn thương hoại tử gây ra.
+ Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt.
+ Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm. Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ khi ấn vào sẽ làm rỉ ra chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới.

Giai đoạn muộn:

Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng.
Đa số các tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt lưỡi dưới, mặt trên lưỡi hoặc đầu lưỡi.
Cận lâm sàng:
Xét nghiệm tế bào tại hạch hoặc tìm tế bào ác tính tại tổn thương ở lưỡi bằng áp lam.
Mô bệnh học: là tiêu chuẩn vàng
MRI hàm mặt: Đánh giá xâm lấn mô xương, phần mềm xung quanh và hạch cổ.
Các xét nghiệm khác: X- quang tim phổi, siêu âm ổ bụng, CTM, SHM.
Điều trị ung thư lưỡi phần di động
Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư lưỡi với mục đích điều trị triệu căn
Điều trị hóa chất, xạ trị
 
 

Nguồn tin: benhvienhungvuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Wildcard SSL