Viêm da tiết bã trẻ em

Thứ ba - 05/05/2020 21:37
Vừa qua, Khoa Nhi bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã tiếp nhận bé 3 tháng tuổi (địa chỉ tại Sơn Dương - Tuyên Quang) vào viện trong tình trạng: Sốt nhẹ, chất tiết đóng dạng vảy, dày sừng da vùng đầu và mặt trên nền tổn thương dát đỏ rải rác toàn thân, có chảy ít dịch vàng trong; trẻ ngứa gãi nhiều.

Theo mẹ bé: bé bị bệnh 1 tháng nay, xuất hiện tình trạng đóng vảy sừng kèm đỏ ngứa da vùng đầu, sau lan xuống cổ, ngực, sau lan ra toàn thân. Gai đình đã tắm nuóc lá để điều trị tuy nhiên tình trạng da không đỡ nên nhập viện điều trị.

94832788 676761786499817 2032660570674561024 n
Hình ảnh tình trạng bệnh của bé khi nhập viện điều trị.

Qua thăm khám và hội chẩn các bác sĩ chẩn đoán: bé bị viêm da tiết bã, viêm da cơ địa. Sau điều trị 11 ngày, da vùng đầu còn rải rác vết tiết, đỡ dát đỏ trên da, trẻ được ra viện và tiếp tục điều trị theo đơn.

VẬY VIÊM DA TIẾT BÃ TRẺ EM LÀ GÌ?

-  Là bệnh viêm da thường gặp, mạn tính, với đặc trưng có hồng ban tróc vảy nhờn, giới hạn tương đối rõ, tập trung chủ yếu ở các vùng da nhiều tuyến bã như trên da đầu, ở mặt và vùng thân trên cơ thể, vì vậy được gọi là bệnh viêm da tiết bã.

-  Nguyên nhân: có thể do tăng đáp ứng viêm với vi nấm Malasssezi furfur, là loại vi nấm ái mỡ thường sống ở các tuyến bã nhờn, và các yếu tố gen di truyền và môi trường cũng có ảnh hưởng đến khởi phát và diễn tiến của bệnh viêm da tiết bã.

*Biểu hiện bệnh:

-  Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ: thường thấy nhất là nhiều vảy nhờn, dính, thường tập trung ở đỉnh đầu, và có thể tạo thành lớp dày, lan tỏa khắp da đầu tạo hình ảnh giống như chiếc mũ (dân gian gọi là “cứt trâu”). Vị trí thường gặp thứ nhì là viêm da vùng tã lót, thường biểu hiện đỏ da nhiều hơn là có vảy. Ngoài ra có thể gặp ở mặt, vùng nếp gấp (vùng sau tai, vùng nách, vùng bẹn). Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm thêm nấm candida hay vi trùng.

-  Bệnh thường khởi phát sớm lúc 2 – 10 tuần tuổi và nhìn chung sẽ hết lúc 8 – 12 tháng tuổi trước khi có thể xuất hiện trở lại ở tuổi dậy thì. Tất cả nhóm tuổi của trẻ đều có thể bị tình trạng này, ngay cả khi chúng không tạo nhiều tuyến bã như người lớn.

Khi có các biểu hiện trên, tuyệt đối không tự ý mua các loại kem không rõ nguồn gốc bôi.
Hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị!

Tác giả bài viết: Bác sỹ Lỹ Lan Hương - Khoa Nhi BVĐK Hùng Vương

Nguồn tin: benhvienhungvuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Wildcard SSL